Bạn đã từng đặt ra câu hỏi: Vì sao người Pháp thành lập trường Y khoa Đông Dương (1902) và Trường Mỹ Thuật Đông Dương (1924) tại Hà Nội ngay sau khi họ ổn định chính quyền thực dân trên nước Việt Nam? Điều này không nằm ngoài 2 yếu tố căn bản mà người Pháp coi trọng, đó là: Cơ thể con người và tâm hồn con người là vô cùng quý giá. Bởi vậy, người Pháp mở ra trường Y Khoa để đào tạo ra các y, bác sỹ người Việt Nam nhằm mục đích cứu chữa bệnh tật cho người Việt theo lối khoa học phương Tây của họ. Và người Pháp đã mở ra trường Mỹ thuật Đông Dương để mang quy thức nghệ thuật và thẩm mỹ Phương Tây khai sáng nhận thức thẩm mỹ mới về cái đẹp cho người Việt thông qua việc vẽ tranh, làm điêu khắc,… Từ đó những người Việt được học ở trường đã biết chủ động mở rộng nội tâm, chủ động tư duy sáng tạo vẽ lên những bức tranh đầu tiên mang cảm thức cá nhân rất riêng biệt. Các họa sỹ thành danh thời Mỹ thuật Đông Dương ấy đều có phong cách riêng của họ. Phong cách của Nguyễn Đỗ Cung là cứng cáp, của Trần Văn Cẩn là điều hòa, của Tô Ngọc Vân là trí thức, của Nguyễn Gia Trí là đam mê, của Lương Xuân Nhị là học vấn, của Nguyễn Phan Chánh là quê mùa giản dị,…
Quay trở về thời tiền sử, hội họa đã có trước tất cả các nền văn minh khác của nhân loại. Điều này được khẳng định khi các nhà khảo cổ học phát hiện ra các bức tranh trong hang động Lascaux ở Tây Nam nước Pháp. Chúng được vẽ cách đây khoảng 40.000 năm trước Công nguyên – thời kỳ đồ đá cũ. Những hình vẽ này cho chúng ta hiểu được nỗi ám ảnh của con người thời kỳ Đồ đá cũ với các loài thú hoang thực sự cần thiết cho sự sống còn của họ và cũng bộc lộ khả năng quan sát sắc sảo của họ
Với những bức tranh vô cùng sống động này của người tiền sử, rõ ràng họ không vẽ để trang hoàng nơi ở của họ mà họ vẽ như một nhu cầu cá nhân thể hiện nội tâm, cảm xúc của họ trước thiên nhiên, cảnh vật, động vật trong đời sống săn bắn, hái lượm thời bấy giờ. Con người đã biết tự diễn đạt cảm xúc bằng cách vẽ tranh, và đây chính là tiền đề để con người sáng tạo ra các nền văn minh khác của nhân loại, điển hình như văn minh chữ viết.
Tôi đưa ra hai dẫn chứng cụ thể như vậy để khẳng định với các bạn rằng: nghệ thuật hội họa là cánh cửa mở ra cho thế giới thấy vẻ đẹp tâm hồn của bạn. Nghệ thuật hội họa là phương tiện truyền tải suy nghĩ, cảm xúc, tâm tư, tình cảm của con người đối với nội tâm của chính mình và ngoại giới xung quanh con người.
Vậy ngày nay, ở thời đại 4.0 chúng ta có nên e ngại hay rụt rè với việc vẽ khi mà chúng ta đã cảm thấy yêu thích? Hãy tự chiến thắng bản than mình bằng cách xóa bỏ suy nghĩ “không biết vẽ” vì loài người chúng ta đã biết vẽ từ thuở hồng hoang. Hãy cầm cọ lên để vẽ những bức tranh đời sống phong phú, sinh động ngoài kia cũng như những xúc cảm nội tâm mà bạn đang muốn bộc lộ.
Danh họa Pablo Picasso đã từng nói “nghệ thuật không phải là một hoạt động thẩm mỹ, mà là một hình thức ma thuật, được ấn định như một nhân tố trung gian hòa giải giữa thế giới xa lạ không mấy thân thiện này với chúng ta; một biện pháp giành lấy quyền năng bằng cách vẽ ra hình hài của nỗi khiếp sợ cũng như niềm ao ước của chúng ta…”
Khoá học nghệ thuật truyền thống là cơ hội để những bạn chưa từng tiếp xúc với hội hoạ có thể tham gia học và cả những hoạ sĩ ,nhà thiết kế muốn quay lại tìm hiểu sâu hơn về những chất liệu dân gian truyền thống.
- Mực nho, màu nước, lụa
- Sơn mài, sơn khắc, khắc gỗ
HỌC VIỆN MỸ THUẬT ARTPINK.
🏡Địa chỉ:
📍Cơ sở 1: Số 20 ngõ 58 Từ Hoa, Quảng An, Tây Hồ.
📍Cơ sở 2: Số 61 Nguỵ Như Kon Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
☎️Hotline: 078 3278668
📧Email: Artpinkacademy@gmail.com
📚Facebook: https://www.facebook.com/ArtpinkAcademy/