Dẫn nhập

Hội hoạ là một cách lưu giữ những khoảnh khắc trong sáng, hồn nhiên và đầy bản năng nhất. Mỗi tác phẩm là một khoảnh khắc ghi đậm dấu ấn trải nghiệm đầy cảm xúc, được bày tỏ quan điểm và tìm kiếm các câu chuyện xung quanh đời sống cá nhân và đầy ắp trí tưởng tượng. Tuổi thơ ai cũng một lần trải qua, khi trưởng thành chúng ta thường nhắc đến nhiều kỷ niệm, nhưng mỗi chúng ta sẽ lưu giữ bằng một cách nào đấy có ý nghĩa nhất. Những người có năng khiếu hội họa sẽ lưu giữ bằng nghệ thuật tạo hình thông qua việc vẽ tranh hoặc làm điêu khắc, nặn tượng,…

 

Tổng quan

Đối tượng từ 10 tuổi đến 15 tuổi, đây là một trong những độ tuổi quan trọng để có thể sau này đi đến chuyên nghiệp cho mọi ngành nghệ thuật nói chung. Lớp đào tạo nguồn năng khiếu cần xây dựng một khung cơ bản cho từng đối tượng tham gia học. Sau đó sẽ định hướng vào ngành nghề trong tương lai. Trong quá trình học và thực hành tại trung tâm, các em sẽ được tham gia các hoạt động ngoại khoá như đi vẽ dã ngoại, hoạt động xây dựng cộng đồng, làm từ thiện, tham gia các cuộc thi nghệ thuật trong nước và quốc tế...

 

Lợi ích từ khóa học:

  • Nhận thức về cái đẹp thông qua hình khối và màu sắc.
  • Kỹ năng về hình họa: dựng hình, lên đậm nhạt, tạo mảng khối…
  • Kỹ năng về màu sắc: kiến thức phối màu, cách pha màu… và sáng tác tranh màu trên chất liệu màu Goache.
  • Hiểu biết về Mỹ thuật thường thức; lịch sử mỹ thuật Việt Nam, mỹ thuật thế giới.
  • Hiểu biết về các ngôn ngữ nghệ thuật, trường phái nghệ thuật tiêu biểu trên thế giới.
  • Cảm thụ được cái đẹp thông qua các tác phẩm hội họa.

Chương trình Đào tạo nguồn năng khiếu hội họa cơ bản

Thời gian đào tạo: 70 buổi

 1 Nét và hình khối cơ bản:

1.2 Bài tập nét: 5 buổi

1.3 Bài tập mẫu cơ bản 1: Bày 1 mẫu 6 buổi

1.4 Bài tập mẫu cơ bản 2: Bày 2 mẫu ; Bày 3 mẫu 6 buổi

1.5 Bài tập cơ bản 3: Bày mẫu + tĩnh vật hoa quả 4 buổi

1.6 Bài tập cơ bản 4: Bày tĩnh vật + hình họa 7 buổi

 

2 Bài tập màu sắc cơ bản:

2.1 Màu cơ bản 1 buổi:  Sử dụng 3 màu cơ bản Đỏ - vàng – lam làm bài bánh xe màu

2.2 Bài chạy màu 4 buổi: Kết hợp bánh xe màu với 2 sắc độ đen và trắng để làm bảng phân giải màu sắc từ nhạt tới đậm để làm ra 1200 màu.

2.3 Bài tập trang trí cơ bản và tự do 4 buổi: Trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, trang trí tự do.

2.4 Bài bố cục màu tự do 3 buổi: bài hòa sắc nóng, hòa sắc lạnh, tương phản

 

3 Bài tập vẽ hình họa:

3.1 Bài học về nghiên cứu giải phẫu cơ thể người 5 buổi: nghiên cứu từng bộ phận trên cơ thể người; nghiên cứu xương, cấu tạo xương, khớp, ổ khớp; nghiên cứu cơ, gân, dây chằng, khối cơ

3.2 Bài tập vẽ tượng 10 buổi: vẽ tượng lột da, tượng phát mảng, tượng tròn (trẻ con, người lớn, người già) bằng chì, than, màu đen và trắng.

3.3 Bài tập vẽ người 15-20 buổi: vẽ chân dung, bán thân và toàn thân.

 

4 Bài tập sáng tác tranh: Đây là bài có thể coi là then chốt, là hiệu quả cuối cùng trong quá trình học vẽ để chở thành người biết vẽ, tức là có thể sáng tác tranh.

4.1 Tranh tả thực (pp bố cục tự thân): 2 buổi

4.2 Tranh sáng tác (pp bố cục suy luận): 2 buổi

Lưu ý:

+ Hướng dẫn vẽ màu theo hòa sắc (nóng, lạnh, tương phản)

+ Phát triển tư duy: tả sắc thái buồn, vui, đau khổ, hạnh phúc,…

Ngoài ra, đan xen trong các buổi học, học viên sẽ được tham gia các buổi ngoại khóa:

  • Nghe giảng về kiến thức lịch sử mỹ thuật Việt Nam và mỹ thuật thế giới; các danh họa và các tác phẩm nổi tiếng trên thế giới .
  • Đi vẽ thực tế phong cảnh thiên nhiên ở công viên và ngoại ô.
  • Đi học thực tế và tìm hiểu, nghiên cứu các kiến thức mỹ thuật và văn hóa tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng lịch sử, bảo tàng dân tộc học.
  • Yêu cầu: sau mỗi chuyến đi tham gia học ngoại khóa học viên phải viết bài thu hoạch về nơi mình được đi đến.